ASSESSMENT OF THE ENVIRONMENTAL CARRYING CAPACITY OF HON CAU MARINE PROTECTED AREA
Corresponding Author(s) : Thai Vu Binh
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 24 S. 4 (2024)
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng chịu tải nguồn nước khu vực Khu bảo tồn biển Hòn Cau (KBTB) và dự báo đến năm 2030 trong mối quan hệ với công suất hoạt động, hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân trước khi thải ra môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, chăn nuôi, du lịch, sinh hoạt từ khu dân cư,… Nhóm tác giả đã ứng dụng mô hình thủy động lực học (MIKE21/3 HD) để xác định trường dòng chảy và trường độ sâu cột nước; đồng thời kết hợp Module sinh thái (MIKE Ecolab) để tính toán chất lượng nước cho khu vực cửa sông ven biển dưới tác động của con người và môi trường. Khả năng chịu tải hiện tại của khu vực KBTB Hòn Cau đang báo động và được nhận diện đến năm 2030 sẽ giảm, theo kết quả mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm dự báo nồng độ BOD tại khu vực vịnh vào mùa mưa dao động trong khoảng 2 - 135 mg/L và 2 - 150 mg/L vào mùa khô; nồng độ DO mùa mưa dưới mức 5,6 mg/L, mùa khô: 6,5 mg/L; nồng độ NH4 mùa mưa là 12 mg/L, mùa khô: 15 mg/L, đặc biệt xung quanh khu vực Hòn Cau dao động 2 mùa khoảng 2 - 5 mg/L, vượt gấp 20 lần so với giới hạn cho phép đối với môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thủy sinh theo QCVN10-MT:2015/BTNMT; nồng độ NO3- dao động 2 - 3 mg/L vào 2 mùa; nồng độ PO4 dao động 1,5 - 15 mg/L, tối đa 15 mg/L tại khu vực bãi biển Cà Ná, mùa khô ở mức 1,5 - 16,5 mg/L. Việc đánh giá khả năng chịu tải KBTB Hòn Cau sẽ góp phần bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm nguồn thải, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn khu vực KBTB Hòn Cau.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex