Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
NGHIÊN CỨU THU NHẬN POLYSACCHARIDE TỪ RONG Ceratophyllum submersum BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP VI SÓNG-ENZYME
Corresponding Author(s) : Hoàng Thị Ngọc Nhơn
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 2 (2025)
Tóm tắt
Các loại rong tảo chứa chủ yếu các polysaccharide (15-76%), protein (5-47%), khoáng (7-36%) và lipid (1-5%). Các polysaccharide từ rong tảo được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm như các polyme sinh học có thể tái tạo, có khả năng phân hủy sinh học và tương thích sinh học. Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để chiết xuất polysaccharide từ rong tảo có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất, trọng lượng phân tử và thành phần của polysaccharide thu được. Trong nghiên cứu này, phương pháp enzym kết hợp vi sóng (MAEE) đã được sử dụng để chiết tách polysaccharide từ rong Ceratophyllum submersum. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi, công suất vi sóng, thời gian vi sóng, giá trị pH, nhiệt độ và thời gian chiết đã được khảo sát bằng các thí nghiệm đơn yếu tố. Kết quả cho thấy, điều kiện thích hợp chiết xuất polysaccharide từ rong C. submersum là tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1:10 w/v, công suất vi sóng 270 W trong 3 phút ở pH 5,0 và nồng độ enzyme cellulase 0,1% ở 40 °C trong 3 giờ thu được polysaccharide có hàm lượng 46,89 ± 0,19 mg/gCK.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex