ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CỤM ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ THEO MÙA
Corresponding Author(s) : Võ Thúy Vi
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 23 S. 1 (2023)
Tóm tắt
Tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel, thuộc họ Đào Kim Nương (Myrtaceae), có nguồn gốc từ châu Úc, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus cao. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự biến đổi hiệu suất và thành phần hóa học theo mùa của tinh dầu tràm suốt 12 tháng. Tinh dầu được chiết từ lá tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước với sự hiện diện của chất hoạt động bề mặt (650 ppm). Hàm lượng tinh dầu trong 12 tháng khảo sát dao động từ 4,24 % tới 6,61%. Các thành phần hữu cơ của tinh dầu tràm được xác định bởi GC-FID và GC-MS và với việc áp dụng phân tích đa biến: phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích cụm (cluster analysis). Các hợp chất chính được tìm thấy là a-pinene (2,0-2,5%), 1,8-cineole (3,2-5,5%), α-terpinene (8,3-12,1%), p-cymene (1,8-4,3%), limonene (1,0–1,4%), γ-terpinene (16,1–21,4%), terpinolene (2,1 -3,5%), terpinen-4-ol (40,6-49,6%) và a-terpineol (3,1-6,6%). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng tinh dầu cao vào các tháng mùa hè với lượng mưa cao trong khi thành phần các hợp chất chính trong tinh dầu gần như thay đổi không đáng kể theo mùa. Bên cạnh đó, hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm tinh khiết và một số thành phần chính cũng được ghi nhận.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex