Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TRONG DỊCH CHIẾT QUẢ CHANH (Citrus aurantifolia) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG VỚI MÔ HÌNH BOX-BEHNKEN
Corresponding Author(s) : Lê Thị Hồng Thúy
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 3 (2025)
Tóm tắt
Nghiên cứu này trình bày phương pháp tổng hợp xanh nano đồng (CuNPs) sử dụng dịch chiết quả chanh (LE) làm tác nhân khử. Quá trình tối ưu hóa được thực hiện thông qua khảo sát đơn yếu tố và phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) với mô hình Box-Behnken, các điều kiện tối ưu gồm: nhiệt độ 50.77 °C, pH 7.68, tỷ lệ LE/H2O 1.45 (v/v), nồng độ Cu2 3.0 mM, nồng độ PVA 0.6 g/L và thời gian phản ứng 90 phút. Hình ảnh TEM cho thấy các hạt CuNPs có hình thái lập phương đồng nhất. Kích thước hạt xác định bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động (DLS) là 21.432 nm, trong khi kích thước tinh thể từ nhiễu xạ tia X (XRD) là 21.276 nm. Phân tích XRD xác nhận cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện (FCC), phù hợp với hình ảnh TEM và mẫu đồng tiêu chuẩn (JCPDS Card No. 04-0836). Sự khác biệt giữa kích thước đo bằng DLS và XRD là do XRD xác định kích thước tinh thể còn DLS đo kích thước hydrodynamic. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt CuNPs mang lại tính chất vật lý - hóa học vượt trội, mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng trong điện tử, y sinh và nông nghiệp.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex