Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica)
Corresponding Author(s) : Trịnh Thị Hương
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 3 (2025)
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, quy trình vi nhân giống cây đảng sâm (Codonopsis javanica) - một loài cây thân thảo sống lâu năm và có giá trị dược liệu cao đã được tiến hành thực hiện. Các mẫu đốt thân của cây đảng sâm được khử trùng bề mặt với dung dịch NaOCl nồng độ 10% trong các khoảng thời gian khác nhau, sau đó chúng được nuôi cấy trên môi trường để cảm ứng tạo chồi. Kết quả thu được cho thấy, mẫu đốt thân được khử trùng bề mặt với dung dịch NaOCl nồng độ 10% trong thời gian 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch và sống cao (83,3%). Đối với giai đoạn nhân nhanh chồi, hiệu quả nhân giống được cải thiện nhờ sử dụng cả hai loại vật liệu là mẫu đốt thân và mẫu lá của chồi in vitro. Môi trường thích hợp để nhân nhanh chồi từ hai loại mẫu này là môi trường MS (Murashige & Skoog) bổ sung 0,75 mg/L 6-benzyladenine (BA), 30 g/L sucrose, 8 g/L agar. Sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường nhân nhanh, số chồi đạt được là 8,67 chồi/mẫu (đối với mẫu đốt thân) và 9,83 chồi/mẫu (đối với mẫu lá). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng indole-3-butyric acid (IBA) thích hợp cho sự hình thành rễ của chồi đảng sâm hơn so với 1-naphthaleneacetic acid (NAA). Trên môi trường MS có bổ sung 0,75 mg/L IBA, tỷ lệ mẫu tạo rễ đạt 100% với số rễ đạt 7,08 rễ/cây, chiều cao cây đạt 5,89 cm và khối lượng tươi của cây là 198,3 mg. Sau 4 tuần chuyển ra vườn ươm, tỷ lệ cây con sống đạt được cao nhất (92%) ở môi trường này. Nghiên cứu đã đưa ra được một quy trình vi nhân giống cây đảng sâm hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi để sản xuất cây giống đảng sâm với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu thương mại, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển nguồn cây dược liệu có giá trị.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex