Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
CHIẾT XUẤT LIPID VÀ ASTAXANTHIN TỪ VỎ TÔM SÚ (Penaeus monodon) BẰNG DUNG MÔI EUTECTIC SÂU VÀ ETHANOL
Corresponding Author(s) : Lê Thị Hồng Ánh
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 2 (2025)
Tóm tắt
Vỏ tôm sú Penaeus monodon thường được loại bỏ trong quá trình chế biến tôm. Đây là một loại phụ phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm sú - một loài tôm được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Vỏ tôm sú chứa lipid và astaxanthin. Tuy nhiên, việc chiết xuất lipid và astaxanthin từ vỏ tôm rất khó khăn do cấu trúc thành tế bào cứng và phức tạp. Nghiên cứu này đã khảo sát việc sử dụng hệ dung môi eutectic sâu (Deep eutectic solvent (DES)) để trích ly lipid và astaxanthin từ vỏ tôm sú. Dung môi DES, chứa choline chloride (ChCl) và acid citric (CA) đã được thử nghiệm và so sánh hiệu quả trích ly lipid và astaxanthin với các dung môi truyền thống (hexane và ethanol). Kết quả cho thấy hiệu quả trích ly dầu và astaxanthin từ DES thấp hơn so với dung môi truyền thống, nhưng khi thêm ethanol vào DES làm đồng dung môi, hiệu suất chiết xuất đã được cải thiện đáng kể. Khi kết hợp ChCl/CA với 45% ethanol đã đạt được nồng độ lipid cao nhất (5,71g/100g) và astaxanthin (34,15µg/g), cao hơn so với ethanol (5,12g/100g và 31,56µg/g) và hexane (5,62g/100g và 33,47µg/g). Các chiết xuất từ tôm giàu acid béo không bão hòa đa (như acid linoleic, α-linolenic, EPA và DHA) và astaxanthin với khả năng chống oxy hóa mạnh.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex