Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
NGHIÊN CỨU THU NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii) NUÔI CẤY IN VITRO
Corresponding Author(s) : Trịnh Thị Hương
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 2 (2025)
Tóm tắt
Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) L.) là một loại thảo dược quý dùng để làm thuốc và một số thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, ngoài tự nhiên loài cây này đang bị đe doạ và việc nhân giống, trồng bên ngoài môi trường nhân tạo có năng suất thấp. Do đó, để có thể thu nhận sinh khối của lan kim tuyến nuôi cấy in vitro làm nguyên liệu thực vật thay thế, nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đơn sắc (Light Emitting Diode - LED) đến sự sinh trưởng của cây và thử nghiệm nuôi cấy trong hệ thống bioreactor. Đồng thời nghiên cứu cũng bước đầu đánh giá một số hoạt tính sinh học từ sinh khối lan kim tuyến nuôi cấy in vitro thu nhận được. Kết quả thu được cho thấy, các chồi lan kim tuyến được được đặt dưới điều kiện 70% LED đỏ kết hợp với 30% LED xanh đạt chỉ tiêu sinh trưởng tốt hơn các điều kiện chiếu sáng còn lại. Đối với quá trình nuôi cấy ở hệ thống bioreactor, khối lượng mẫu nuôi cấy ban đầu thích hợp là 20 g (trong bình bioreactor có thể tích 2 lít chứa 1 lít môi trường). Hệ số tăng sinh đạt được là 2,7 lần sau 4 tuần nuôi cấy ở hệ thống bioreactor. Để đánh giá chất lượng của sinh khối lan kim tuyến nuôi cấy in vitro, các thí nghiệm định tính và định lượng một số một số nhóm chất cũng được thực hiện. Trong mẫu lan kim tuyến có sự hiện diện của các nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học là phytosterol, carbohydrate, saponin, flavonoid, phenolic và tanin. Hàm lượng phenolic tổng số đạt được là 8,82 mg GAE/g DW. Hoạt tính chống oxy hóa DPPH của cao chiết toàn phần đạt được là 203,44 µg/mL. Trong bốn chủng vi khuẩn thuộc nhóm ESKAPE khảo sát thì cao chiết lan kim tuyến có khả năng kháng đối với hai chủng là S. aureus và E. agglomerans. Các kết quả đạt được của nghiên cứu cho thấy rằng nguồn sinh khối lan kim tuyến nuôi cấy in vitro có thể được xem như là một nguồn dược liệu tiềm năng để bổ sung cho nguồn lan kim tuyến ở tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex