ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ TÍNH THẤM ĐỐI VỚI CỐT LIỆU BÊ TÔNG CŨ CỦA VI KHUẨN TẠO KẾT TỦA CALCITE PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM
Corresponding Author(s) : Nguyễn Hoàng Dũng
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 24 S. 1 (2024)
Tóm tắt
Kết tủa calcite do vi sinh vật (Microbially Induced Carbonate Precipitation - MICP) là một hướng tiếp cận mới cho các ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu nhằm cải thiện tính chất của cốt liệu bê tông cũ (Recycled Aggregate Concrete - RAC), tái sử dụng cũng như giải quyết các vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu như thảm họa chất thải xây dựng và các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Trong nghiên cứu này, trọng tâm chính là đánh giá khả năng xử lý tính thấm đối với cốt liệu bê tông cũ RAC của vi sinh vật, chủ yếu là quy trình xử lý MICP theo con đường thủy phân urease nhằm nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của RAC. Đồng thời, xác định tính hiệu quả của quy trình xử lý MICP được đề xuất và đánh giá mức độ cải thiện đặc tính xử lý tính thấm của cốt liệu tái chế. Sau khi thực hiện quy trình xử lý MICP, bổ sung nguồn Ca2 , lặp lại 3 chu kỳ với thời gian xử lý mỗi chu kỳ là 24 giờ, đánh giá cấu trúc lỗ rỗng với cấp độ vi mô. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme urease tỷ lệ thuận với khả năng tạo kết tủa calcite, tương quan với khả năng cải thiện tính thấm của chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis QN_7 (B. thuringiensis QN_7) với RAC thông qua sự tăng về khối lượng 13,04% và làm giảm tính thấm nước 43,15% so với mẫu đối chứng.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex