Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
SO SÁNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY KHÔNG GIAN TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TIỀN PHỤC VỤ NUÔI CÁ TRA THÂM CANH
Corresponding Author(s) : Trần Minh Thiện
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 1 (2025)
Tóm tắt
Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ chất lượng nước đã được áp dụng rộng rãi trong thời gian qua. Tuy nhiên, chưa có đánh giá cụ thể nào về việc áp dụng thuật toán nội suy phù hợp cho việc xây dựng bản đồ chất lượng nước tại khu vực sông Tiền thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Bài báo này so sánh và đánh giá khả năng sử dụng của 3 phương pháp nội suy không gian thông dụng là IDW (Inverse Distance Weighting), RBF (Radial Basis Functions) và Kriging trên 11 thông số chất lượng nước, bao gồm nhiệt độ, pH, độ dẫn điện (EC – Electrical Conductivity), độ kiềm, oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nitrite (NO2--N), TAN (Total Ammonia Nitrogen), phosphate (PO43--P) và vi khuẩn Aeromonas sp. tại 15 điểm quan trắc với 42 đợt thu mẫu trong thời gian từ 2020 - 2021. Chỉ số Willmott (Willmott's index of agreement) được sử dụng cho việc xem xét đánh giá kết quả. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 phương pháp nội suy không gian trên khu vực nghiên cứu (p > 0,05). Cả ba phương pháp cho thấy vị trí và thông số chất lượng nước có ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả nội suy. Giá trị trung bình của chỉ số Willmott ứng với các phương pháp IDW, Kriging và RBF lần lượt là 0,72 ± 0,18, 0,71 ± 0,17 và 0,70 ± 0,18. Hay phương pháp IDW có thể được xem là một lựa chọn ưu tiên để nội suy các thông số chất lượng nước trên khu vực nghiên cứu.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex