Date Log
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ MÀNG CHITOSAN KẾT HỢP VỚI NANO BẠC TỚI TỶ LỆ THỐI HỎNG CỦA TRÁI HỒNG XIÊM (Manilkara zapota) TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Corresponding Author(s) : Cao Xuân Thủy
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 25 S. 1 (2025)
Tóm tắt
Hồng xiêm (Manilkara zapota) là một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở các nước Đông - Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Trái hồng xiêm (Sapodillas) rất được ưa chuộng do có vị ngọt thanh, hương thơm, giàu dinh dưỡng và chất xơ. Trái hồng xiêm nếu không được bảo quản tốt sẽ thối, hỏng rất nhanh. Nghiên cứu này tập trung khảo sát, đánh giá ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ thấp và màng bảo quản được làm từ chitosan kết hợp với nano bạc tới tỷ lệ thối hỏng của trái hồng xiêm trong quá trình bảo quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong thời gian bảo quản 16 ngày, khoảng nhiệt độ từ 12 °C - 15 °C cho thấy có hiệu quả với tỷ lệ hồng xiêm thối hỏng thấp nhất là 26,07%. Nồng độ chitosan tạo màng tối ưu là 1,5% cho tỷ lệ hồng xiêm thối hỏng thấp nhất là: 28,04% sau thời gian bảo quản 16 ngày. Tuy nhiên, khi kết hợp nano bạc nồng độ 4 ppm với chitosan 1,5% thì có thể kéo dài thời gian bảo quản lên 20 ngày và tỷ lệ thối hỏng thấp nhất của hồng xiêm là 20,01%. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu chất lượng của trái hồng xiêm trước và sau thời gian bảo quản 20 ngày như sau: tổng chất rắn hòa tan (TSS) tăng từ 17,8 0Bx lên 27,56 0Bx; axit tổng tăng từ 0,87 g/100 mL lên 1,56 g/100 mL dịch quả. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng quả hồng xiêm là 14,01%.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex