XÂY DỰNG BẢN ĐỒ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO CÂY NÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG DỰA TRÊN VIỆC CHI TIẾT HÓA BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ QUY HOẠCH PHI TUYẾN
Corresponding Author(s) : Nguyễn Văn Hiệp
Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương,
T. 24 S. 1 (2024)
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm nâng cao độ chính xác và tính hiệu quả trong việc xây dựng bản đồ thích hợp đất đai cho một số cây nông nghiệp dài ngày dựa trên việc chi tiết hóa bản đồ đơn vị đất đai (LMU), phương pháp phân hạng thích hợp đất đai của FAO kết hợp với quy hoạch phi tuyến. Các lớp dữ liệu chính sử dụng để xây dựng LMU gồm loại đất, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, đá lộ đầu, thành phần cơ giới và điều kiện tưới. Ngoài ra, để tăng độ chi tiết của LMU một lớp phụ được xây dựng dựa trên khoảng cách tới đường giao thông và trật tự Strahler của tiểu lưu vực. Từ bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho thấy cây cà phê có mức độ phù hợp không cao trên khu vực này, ngược lại mắc ca và sầu riêng là rất thích hợp và nên chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cà phê sang các cây trồng này. Dựa trên phương pháp quy hoạch phi tuyến cùng các ràng buộc về diện tích các loại sử dụng đất, chi phí sản xuất và hàm mục tiêu là lợi nhuận hoặc tỷ số lợi ích và chi phí thì phần trăm diện tích sầu riêng, cà phê và xen canh cà phê với mắc ca được xác định lần lượt là 30%, 50% và 20%. Bản đồ định hướng sử dụng đất cũng cho thấy tính hiệu quả về kinh tế khi sử dụng tỷ lệ diện tích này, tuy có mức tăng về chi phí sản xuất khoảng 9% nhưng lãi thuần đã tăng trên 40%. Hiệu quả kinh tế tăng sẽ góp phần ổn định đời sống của người dân và hạn chế các tác động tiêu cực đến VGQ từ các hoạt động sinh kế.
Từ khóa
Tải xuống trích dẫn
Kiểu Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)BibTex